Những thông tin mới nhất về trẻ tự kỷ

- Tỉ lệ trẻ tự kỷ gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Phát hiện sớm và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ tự kỷ.

20140707095030-tuky1

 Những con số chóng mặt

 Bà Nguyễn Thị Nha Trang, ThS. về giáo dục đặc biệt, chủ nhiệm dự án Phát hiện sớm trẻ tự kỷ và các nguồn hỗ trợ trong cộng đồng đưa ra thống kê về những con số “ám ảnh” liên quan tới tự kỷ: Trung tâm phòng và kiểm dịch Hoa Kỳ (CDC) ước tính tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ là 1 trong 68. Những nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ chỉ ra tỉ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỉ lệ trung bình là 1% dân số. Nghiên cứu ở Hàn Quốc báo cáo tỉ lệ này lên tới 2.6% dân số. Tự kỷ ở trẻ nam (1 trong 42) cao gấp 5 lần trẻ nữ (1 trong 189). Trích dẫn báo Việt Nam Net (xem tiếp)

 

 

Trẻ em tự kỷ và hành trình vượt qua nỗi đau

(CATP) Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (người sáng lập Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí), tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh xuất hiện ở những năm đầu đời của trẻ (thường là dưới 3 tuổi) gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
NGHỊCH CẢNH
Tại Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí (đường Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM), chúng tôi chứng kiến một thế giới hoàn toàn khác của trẻ thơ. Nhiều gia đình có con mắc chứng tự kỷ là dân lao động nghèo.

Sống tại một vùng quê nghèo ở Quảng Ngãi, do thiếu thông tin, nên khi phát hiện con trai bị bệnh, gia đình anh H.K.T rất hoang mang. Vay mượn khắp nơi, vợ chồng anh T. quyết định đưa con vào TPHCM điều trị. Do chi phí đi lại, ăn ở và tiền học phí khá cao, nên anh T. phải ở lại quê nhà gắng sức làm việc, vợ anh là chị N.T.K.L đưa con trai tên H.P.H (SN 2006) vào Sài Gòn. Sáng chị L. chở con đến trường, sau đó đi bán vé số. H. không biết mình là ai. Mẹ đang chở trên xe máy, chỉ cần chạy chậm hay dừng lại là H. nhảy xuống xe. H. rất thích nước, ít nói và chỉ chơi một mình. Vợ chồng cách mặt, cha xa con là hoàn cảnh gia đình anh T. phải gánh vì hội chứng quái ác này. Xem Tiếp (Trích từ báo CATP số ra ngày 01/06/2014)

 

Nhờ thầy cúng trị chứng tự kỷ cho con!?

Sự can thiệp sớm từ phụ huynh, phối hợp tốt giữa gia đình và nhà chuyên môn về y tế, giáo dục là quan trọng nhất trong chăm sóc trẻ tự kỷ.
Đó là lưu ý của BS tâm lý Hoàng Dương, công tác tại khoa Tâm lý của BV Nhi đồng 1 tại tọa đàm "Đồng hành cùng trẻ tự kỷ đến trường" do Trung tâm ATC-TP.HCM tổ chức sáng 25-5.
Theo BS Dương, ngay từ tháng thứ 6, phụ huynh có thể nhận biết các dấu hiệu tự kỷ của trẻ để có thể biết sớm như không giao tiếp bằng mắt, trẻ quá ngoan hoặc quá nóng giận, hờ hững hoặc quá nhạy với tiếng động, chậm bập bẹ, thích chơi với bàn tay, không bắt chước... Đáng lưu ý, BS Dương cũng cảnh báo năm dấu hiệu báo động đỏ mà phụ huynh cần quan tâm gồm: Trẻ không bập bẹ và không có điệu bộ (chỉ bằng ngón tay, vẫy, nắm) lúc 12 tháng tuổi, không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi, 24 tháng tuổi không nói được câu gồm hai từ, mất ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở bất kỳ tuổi nào. Từ đó, phụ huynh có thể theo dõi, đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm chuyên biệt để được can thiệp sớm và có chương trình hòa nhập.   Xem tiếp

 

Thông điệp của Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki moon nhân Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ 2-4-2014

Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ năm nay là một cơ hội cho chúng ta biểu dương trí tuệ sáng tạo của những người tự kỷ, và tiếp tục cam kết là chúng ta sẽ hỗ trợ họ đạt được những tiềm năng to lớn của họ.
Tôi rất hân hạnh được gặp những người tự kỷ, phụ huynh, những nhà giáo dục, và thân hữu của họ. Sức mạnh của họ là phi thường. Họ xứng đáng được tạo mọi điều kiện hỗ trợ họ nhiều hơn nữa về giáo dục, việc làm và hội nhập.
Để biết xã hội chúng ta thành công ra sao, chúng ta hãy xem những người này với năng khiếu dị biệt, bao gồm những người tự kỷ, xem họ có được hoà nhập không, họ có được là những thành viên quí trọng của xã hội không.
Giáo dục và nghề nghiệp là chià khóa của hoà nhập. Học đường phải liên kết trẻ em với cộng đồng. Nghề nghiệp nối kết người lớn với xã hội. Người tự kỷ xứng đáng cùng đồng hành với chúng ta. Khi chúng ta hoà nhập các trẻ với kỹ năng đa dạng vào trường học phổ thông và chuyên biệt, chúng ta sẽ thay đổi thái độ và phát huy sự tôn trọng. Khi chúng ta tạo ra những việc làm phù hợp cho người tự kỷ, chúng ta hoà nhập họ vào cộng đồng.
Mặc dù trong giai đọan kinh tế khó khăn này, các chính phủ vẫn cần phải đầu tư vào các dịch vụ có lợi cho người tự kỷ. Chỉ khi nào chúng ta giúp họ mạnh thì các thế hệ hôm nay và ngày mai của chúng ta cũng được hưởng lợi.
Tiếc thay, ở nhiều nơi trên thế giới, những người này đã không được hưởng những nhân quyền căn bản của họ và phải đương đầu với những kỳ thị và cô lập. Ngay cả ở những nơi mà coi như nhân quyền được bảo đảm, họ vẫn phải đấu tranh để có được những dịch vụ căn bản.
Công ước LHQ về Quyền của Những Người Khuyết tật đã đưa ra một khuôn khổ chặt chẽ để chúng ta hành động cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ là ngày không phải chỉ để nâng cao nhận thức mà còn để kêu gọi hành động nữa. Tôi thiết tha kêu gọi tất cả mọi quốc gia thành viên quan tâm tham gia hỗ trợ các chương trình giáo dục, hướng nghiệp và những biện pháp khác để chúng ta cùng đi tới một thế giới hoà nhập hơn.

--> Thông điệp Ban Ki Moon

 

Thống kê truy cập

2113257
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
127
376
2558
10854
2113257

Hôm nay: 2024-04-27 06:42:37

Khách truy cập

Đang có 8 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2