Mở ra cánh cửa cuộc đời

Không chỉ là giáo án, chương trình bình thường, nhiều giáo viên thường tiếp xúc với học trò có những hoàn cảnh đặc biệt. Những lúc như thế mới thấy tình yêu thương của người thầy lớn lao đến dường nào.

gv

 

Cô Trương Thị Thiên với những học trò tự kỷ - Ảnh: Như Lịch

 

Khai mở "thế giới trắng"

Trẻ tự kỷ thường "trình diện" giáo viên trong cảnh bùng nổ cơn giận hoặc trầm cảm. Dẫu vậy, vẫn có những cánh cửa cuộc đời được mở ra.

Với tấm bằng cử nhân sư phạm, Trương Thị Thiên (25 tuổi) từ Thừa Thiên-Huế vào TP.HCM và hơn 3 năm qua đã gắn bó với trẻ tự kỷ Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí. "Mỗi học sinh ở đây là một tiến trình, một thế giới và khả năng khác nhau. Chính vì vậy, giáo viên phải thấu hiểu tâm tính từng em để có cách can thiệp phù hợp", cô Thiên bộc bạch.

Cô Thiên tâm sự, lúc mới vào dạy, đôi lúc cô cũng muốn... nổi điên theo trò. Bởi nhiều em cào cấu, xô bàn đá ghế, hất đổ luôn mâm cơm. Cô từng bị H.Q, một học sinh của trường, xốc lên ném vào tường mấy lần. Đã vậy, H.Q còn đi vệ sinh ngay trong lớp học rồi bốc trét khắp nơi. Qua tìm hiểu, Thiên và đồng nghiệp nắm được một số nguyên nhân khiến H.Q bùng nổ, đó là: Ở nhà, do không được đi vệ sinh sạch nên em hết sức khó chịu; thời tiết nóng cũng dễ khiến em mất kiểm soát... "Những lần như vậy, chúng tôi dắt bé vô toilet làm vệ sinh lại sạch sẽ, hoặc tạo không khí mát mẻ cho bé dịu xuống", cô Thiên nói.

Trích dẫn báo Thanh Niên Online (xem tiếp)

 

Nhọc nhằn chăm trẻ tự kỷ

Cùng chung tay lo cho trẻ tự kỷ

Các ngành phải ngồi lại với nhau để phối hợp về chuyên môn, hỗ trợ qua lại trong công tác quản lý thì mới hiệu quả.
Không có thống kê chính xác có bao nhiêu trẻ tự kỷ tại TP.HCM nhưng số lượng thay đổi từng ngày theo đà tăng lên. Hiện nay toàn TP.HCM có 16 trường chuyên biệt công lập có nhận trẻ tự kỷ, đáp ứng một cách hạn chế cho con em trong địa bàn TP vì họ phải nhận trẻ nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Mỗi cơ sở nhận trong quận, huyện thôi đã quá tải.

12-chot jfxl

Các phụ huynh trao đổi về cách dạy con trong lúc chờ con tan học trước cổng Trường chuyên biệt Gia Định. Ảnh: T.MẬN

Xem tiếp...
 

Nỗi khổ của phụ huynh có con tự kỷ không sao kể hết.

LTS: Tự kỷ là nỗi đau, là sự khủng hoảng rất lớn cho bất cứ gia đình nào có con em mắc phải. Việc phát hiện và can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng đến sự hòa nhập của trẻ tự kỷ với cộng đồng. Tuy nhiên, hệ thống y tế - giáo dục để chẩn đoán và điều trị hiện đang quá tải. Cơ hội của nhiều em đã bị bỏ qua...

Sau nhiều lần đưa con đi khám ở thành phố, vợ chồng anh Hồ Quang Dũng (Bà Rịa-Vũng Tàu) mới biết được con mình có dấu hiệu tự kỷ và được khuyên nên cho cháu đi học ở trường chuyên biệt.

Xem tiếp...
 

Sẽ có các giải pháp đảm bảo quyền cho trẻ tự kỷ

Đó là khẳng định của bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), khi trao đổi với Thanh Niên về vấn đề trẻ tự kỷ bị ngược đãi, bạo hành.202

Trong tuần qua, Thanh Niên có loạt bài Dạy trẻ tự kỷ bằng...khúc cây. Với trách nhiệm của mình, Cục đã vào cuộc như thế nào? (Xem tiếp)

Trích dẫn báo Thanh Niên Online: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140727/se-co-cac-giai-phap-dam-bao-quyen-cho-tre-tu-ky.aspx

 

Thống kê truy cập

2113370
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
240
376
2671
10967
2113370

Hôm nay: 2024-04-27 12:32:35

Khách truy cập

Đang có 4 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2