Thêm một trường chuyên biệt dạy trẻ tự kỷ

hoc tro truong khai tri trong ngay khai giang QDAD

Trẻ tự kỷ tham gia văn nghệ của buổi khai giảng (Nguồn: Quang Liêm)

Sáng 20.8, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí (trường Khai Trí) nhằm phục vụ cho trẻ tự kỷ đã khánh thành và làm lễ khai giảng năm học mới tại cơ sở mới tại Ấp Bàu Cạn – xã Nhuận Đức – huyện Củ Chi TP HCM sau hơn 6 tháng xây dựng.

them-mot-truong-chuyen-biet-day-tre-tu-ky-hinh-anh-1

Học trò trường Khai Trí tham gia văn nghệ cho buổi lễ khai giảng (Ảnh: Quang Liêm)

Nằm trên diện tích 1 ha, trường Khai Trí được trang bị khá tốt với hồ bơi, khu tập thể thao, nhà nghỉ và lớp học do các nhà hảo tâm và phụ huynh cùng đóng góp với mục tiêu giúp các trẻ tự kỷ, thiểu năng tâm thần có cơ hội được học tập, sinh hoạt để hòa nhập vào cộng đồng. Đây là cơ sở mở rộng trên nền tảng của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí - Bình Thạnh, do bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm thành lập.

Xem tiếp...
 

Tâm sự với gã "đàn ông" tự kỷ không còn ngủ chung giường

Và "anh" với tui là mãi mãi... Một trong những người đàn ông tui iu cả đời không hết. Cái số nợ nần, ân oán với trai. Mệt vì trai. Đau vì trai. Khóc vì trai... Tất cả vì tui với trai (đâu có ngu mà chỉ vì một mình trai được), bởi tui biết rồi sẽ đến ngày trai bỏ tui theo gái trẻ đẹp khác. Được chỗ trai cũng thẳng thắn.anh 1

-Tui: - Boo iu mẹ không?
-Boo: - Iu mẹ lắm!
-Tui: Vậy iu Yến Nhi không?
-Boo: Dạ iu Yến Nhi!
-Tui: Thế mẹ với Yến Nhi, iu ai hơn?
-Boo: Iu Yến Nhi
-Tui (chưa chịu chấp nhận): - Còn Yến Nhi với mẹ, iu ai hơn?
-Boo: Yến Nhi

Xem tiếp...
 

Tự kỷ: Chuyện người 'đánh thức ban mai'

PN - Đơn độc trong cuộc chiến với hội chứng tự kỷ không phải là câu chuyện của riêng phụ huynh. Đó còn là cảm nhận của người làm nghề can thiệp, khi phải chật vật loay hoay giữa kỳ vọng và hoài nghi của những “người đồng hành”.

6-Anh-1

Chị Nguyễn Thị Xiêm (bìa phải) trong cuộc chơi hóa thân thành các loài vật

“Người bạn” lắm trò

Tôi gặp chị Nguyễn Thị Xiêm (SN 1987) khi chị đang vào vai một... chú vịt, dẫn đầu một “đàn vịt” gồm bốn đứa trẻ cùng một cô giáo khác, lấy tay làm mỏ, vừa đi lom khom vừa kêu “quạp quạp”. Thoáng ngoái nhìn về phía sau, thấy đám trẻ bắt đầu lơ đễnh, chị bất ngờ đứng lại, reo lên: “Nào nào, chúng ta làm theo bài hát của cô nào!”. Thôi làm vịt, vừa hát vừa lắc lư một lúc lâu, sự nhiệt tình của chị mới lan sang những đứa trẻ 10 - 12 tuổi, phổng phao, ngơ ngác.

Trẻ lớn tuổi, bệnh nặng, can thiệp muộn là những đối tượng học trò của chị Xiêm. Trên chiếc ghế ở giữa phòng, đầu đội nón bảo hiểm, mặc kệ cuộc vui của các bạn, Tấn Phát hí hoáy nghịch trên chiếc bàn học. 15 tuổi nhưng hay quậy phá, Phát từng là nỗi đau đầu của cả nhà trường. Theo chị Xiêm, chiếc nón luôn đội trên đầu Phát là vật hộ mệnh, bảo vệ em khỏi những cơn động kinh. Khi Phát lên cơn tăng động, thích chọc phá, thì chính chị trở thành một “bạn chơi” cho em lao vào cấu véo. Chìa đôi tay trắng ngần đầy những dấu bầm tím, Xiêm từ tốn kể về “hoàn cảnh ra đời” của từng vết thương cũ mới. Có giờ ngủ trưa, khi các em đang nằm yên lặng trong chăn, các cô “mất cảnh giác” thì Phát bật dậy, lao vào Xiêm, vừa cấu ngắt liên tục, vừa cười khoái chí.

Xem tiếp...
 

'Xóm tự kỷ' giữa lòng Sài Gòn

PN - “Xóm tự kỷ” nằm khuất sâu trong hẻm nhỏ 236 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh (TP.HCM), gần Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí. “Xóm” có hàng chục hộ gia đình từ những vùng quê nghèo đưa con cháu mắc bệnh tự kỷ lên TP.HCM chữa trị.

12-1

Giờ tập vận động cơ thể của trẻ tự kỷ tại trường chuyên biệt Khai Trí

Chung một nỗi đau

Tôi tìm đến “xóm tự kỷ” vào buổi xế chiều. Ghé quán nước hỏi thăm, chị chủ quán khoát tay: “Về đi, nguy hiểm lắm!”. Chưa kịp hỏi thêm điều gì, tôi bỗng giật mình bởi tiếng hét to: “Ước, ước (nước)”. Một bé trai chạy về phía tôi, dừng bên xô nước của chị chủ quán. Thoắt cái, cậu bé bê cả xô nước xối lên người.

Trong lúc tôi chưa kịp định thần xem điều gì xảy ra thì một phụ nữ ngoài 30 tuổi hớt hải chạy đến nắm tay thằng bé, mắt ái ngại nhìn mọi người. Xen lẫn những lời xin lỗi rối rít của chị là tiếng xì xầm bực bội của những người xung quanh. Đoán là mình đã tìm đúng “địa chỉ”, tôi hỏi chị: “Có phải chị sống trong “xóm tự kỷ”? Chị gật đầu ngượng nghịu. Tôi tỏ ý muốn theo chị về nhà. Thoáng chút lưỡng lự, chị đồng ý.

Đó là một ngôi nhà rộng, có năm phòng trọ của các gia đình có con cháu mắc bệnh tự kỷ. Dừng trước căn phòng nhỏ, bên trong chỉ có một chiếc tủ và chiếc chiếu cũ, chị A. (tên người phụ nữ) mời tôi vào phòng. Khác với ban nãy, cậu bé H. con trai chị, giờ đang ngồi co ro trong góc phòng, ngước nhìn chiếc quạt trần đang quay, miệng không ngừng lẩm bẩm. Khi tôi nhìn chị, mắt người mẹ bắt đầu nhòe đi.

Trích báo phụ nữ TP.HCM (xem tiếp)

 

Thống kê truy cập

2113288
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
158
376
2589
10885
2113288

Hôm nay: 2024-04-27 08:02:49

Khách truy cập

Đang có 5 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2