Nỗi niềm bác sĩ có con tự kỷ

Đau đớn vì là bác sĩ mà không phát hiện bệnh sớm cho hai con trai, người đàn ông từng là linh hồn các phong trào đấu tranh yêu nước đứng ra vận động bạn bè chung tay mở trường chuyên biệt để gắn trọn đời mình với trẻ tự kỷ.

Hai bé trai kháu khỉnh chào đời từ ca thụ tinh nhân tạo cách đây 12 năm giúp vợ chồng bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm rạng ngời niềm vui. Nhìn hai đứa trẻ xinh xắn, hiếu động, ai cũng mừng cho hạnh phúc đến muộn của cặp vợ chồng đứng tuổi. Tiếng con trẻ bi bô khiến ngôi nhà nhỏ thêm rộn ràng. Thế nhưng đến lúc lên 2 tuổi, cả hai bé đột ngột ngừng nói và có những biểu hiện bất thường. Chính bác sĩ Mẫm và những bác sĩ nhi khoa thời bấy giờ đều nghĩ các bé chậm phát triển, rồi một thời gian sau sẽ theo kịp bạn bè bình thường.

IMG-8459-JPG-5882-1379601654

 

Bác sĩ Mẫm chơi bóng rổ cùng trẻ tự kỷ. Ảnh: Lê Phương.

"Đưa con vào trường mẫu giáo, cô giáo trả về vì khiến lớp mất trật tự, ảnh hưởng đến việc học của trẻ khác. Còn gì đau lòng hơn khi hai đứa con từng thông minh, lanh lẹ bị lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười ấy", ông Mẫm nhớ lại.

Xem tiếp...
 

Quyền được học của em đâu?

(Thanh tra) - Đó là những câu hỏi quặn lòng của không ít phụ huynh dành cho tôi khi đi tìm hiểu về con đường hòa nhập của trẻ tự kỷ. Họ đau đớn khi chứng kiến con mình vật lộn với bệnh tật một, thì đau đến mười khi phải đón nhận sự kỳ thị từ chính những người xung quanh.

635154831307029373 h1

 

Sự kỳ thị ấy không chỉ cướp đi cơ hội được học, được vui chơi sau hành trình dài trị liệu, can thiệp sớm của học sinh, mà còn gián tiếp dập tắt đi những tia hy vọng về một ngày mai con mình trở lại bình thường của các bậc phụ huynh. Nỗi đau ấy càng tăng lên bội phần khi cánh cửa trường học gần như vẫn đóng chặt với những trẻ tự kỷ.

Xem tiếp...
 

Truân chuyên nuôi con tự kỷ

“Năm nay con tôi 5 tuổi, cháu bị tự kỷ từ nhỏ, từ đó đến nay tôi chỉ để nó ở nhà dạy dỗ”, bà mẹ trẻ phân trần với mọi người trong phòng triển lãm khi bé con trai chị cứ chạy ra giằng, la hét quanh các bức tranh. Chỉ vậy rồi ai hỏi gì chị cũng vờ lảng đi.

Đau khổ, lảng tránh, tự ti là tâm lý của nhiều bố mẹ có con bị tự kỷ. Họ không dám bộc bạch, sợ bị để ý. Chỉ khi gặp người đồng cảnh ngộ, họ mới chia sẻ cho nhau hết cái đau khổ ban đầu, sự gượng dậy và những nỗ lực tiếp theo, để rồi dần dần mãn nguyện với những gì con họ làm được.

Xem tiếp...
 

Cháy mình với trẻ tự kỷ

Cháy mình với trẻ tự kỷ

Ông mở trường dành riêng cho trẻ tự kỷ không chỉ vì hai đứa con mắc chứng này mà còn mong muốn truyền thụ kinh nghiệm của mình cho những bậc cha mẹ chẳng may có con tự kỷ.

7 giờ, cổng Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí (214/25F Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, TP.HCM) bắt đầu mở để đón trẻ. Cứ mỗi khi có phụ huynh đưa con đến thì bảo mẫu ra tiếp nhận với khuôn mặt cười tươi, chào hỏi. Sau những cái ôm hôn nhẹ, các cô dắt tay các em vào sân trường vui chơi, múa hát tập thể trước khi vào lớp. Một cậu bé chừng tám tuổi đang chơi cùng chúng bạn bất ngờ chạy lại phía một người đàn ông đeo kính đứng quan sát ở khu sân chơi, nói:

-“Chàoooo… ba.. a… a!”.

- “Chào con. Mình chơi banh nhé!”.

- “Chơ… ơi… banh…”.

Người đàn ông đó là bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, cựu thủ lĩnh phong trào sinh viên - học sinh (SV-HS) trước giải phóng, người sáng lập ra ngôi trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ nói trên.

“Căn bệnh” lạ

Trên đây đoạn nói chuyện giữa ông với một học trò tự kỷ. Nói xong, ông ngồi xuống ném nhẹ trái banh về phía đứa trẻ. Cháu cầm lấy trái banh ném loạn xạ lại người ông, vừa ném vừa cười nức nẻ. Ông Mẫm giải thích: “Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho thấy cháu đã khá hơn trước rất nhiều. Trước đây, cháu không chịu chơi với ai cả, khả năng giao tiếp gần như bằng không”.

Đã ngấp nghé tuổi 70 nhưng ông Huỳnh Tấn Mẫm vẫn mang phong thái nhanh nhẹn, sôi nổi của một thanh niên từng là thủ lĩnh phong trào SV-HS Sài Gòn khi xưa. Trong căn phòng làm việc chỉ vừa kê đủ một cái bàn và hai chiếc ghế, ông tâm sự về cái nghiệp và cũng là cái duyên khiến ông gắn phần đời còn lại với trẻ tự kỷ.

Sau mối duyên đầu với người vợ trước không trọn vẹn, được sự khuyến khích của hai cô con gái, ông đã đi bước nữa và quyết định thụ tinh trong ống nghiệm vì tuổi đã cao. Kết quả là hai đứa con trai kháu khỉnh chào đời. Hai cháu lớn lên như mọi đứa trẻ bình thường khác, gặp ai cũng muốn ôm ấp, mơn trớn. Khi thấy ông đi đâu về, các con cùng chạy ra reo lên: “Ba về!”.

hetminh

Để trẻ tự kỷ vui chơi bình thường thế này là cả kỳ công của ông Huỳnh Tấn Mẫm cùng các giáo viên Trường Chuyên biệt Khai Trí. Trong ảnh: Ông Mẫm đang vui chơi cùng các trẻ tự kỷ trong sân trường. Ảnh: THANH MẬN

Đến hai tuổi, tự dưng hai cháu mất dần những khả năng nói, giao tiếp với người khác. Trường mẫu giáo trả cháu về với gia đình vì ở trường cháu không chơi với ai, đặt đâu chỉ biết ngồi đó, không ai chạm được vào người cháu. “Gia đình tôi lo lắng cho con nhưng cứ nghĩ cháu nó chậm phát triển rồi từ từ thì nó cũng bằng bạn bằng bè thôi. Ai ngờ đến khi con năm tuổi tôi mới để ý thấy trí não của cháu không bằng lúc hai tuổi nữa. Tôi đâm hoảng, đưa cháu đi Nhi đồng khám thì mới biết là cháu mắc chứng tự kỷ. Tôi về lục tìm tài liệu về căn bệnh này, tìm người để học, ở đâu có tọa đàm về tự kỷ là tôi đi”.

Xem tiếp...
 

Thống kê truy cập

2118941
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
36
518
1909
4183
2118941

Hôm nay: 2024-05-09 02:01:56

Khách truy cập

Đang có 3 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2