HỘI THẢO “TRẺ TỰ KỶ - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM”

Hiện nay trên thế giới số lượng trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ tiếp tục gia tăng – tại mỗi quốc gia và trong mỗi chủng tộc, dân tộc và xã hội. Tại Việt Nam hiện nay chưa có thống kê nào cụ thể về trẻ em bệnh tự kỷ nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, số lượng trẻ tự kỷ đang gia tăng qua từng năm. Ngoài ra, còn có nhiều trẻ em bị bệnh tự kỷ mà bản thân gia đình không biết nên còn nhiều trẻ chưa được khám bệnh và điều trị kịp thời. Do vậy vấn đề trẻ tự kỷ ở nước ta là một vấn đề cần được quan tâm của gia đình và toàn xã hội.

IMG 1478

Do vậy, vào sáng Thứ sáu, ngày 09/08/2013, tại hội trường Trường GD Chuyên biệt Khai Trí, Cơ quan Thường trực phía Nam Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Chi hội BVQTE Thành phố HCM phối hợp với Trường Chuyên biệt Khai Trí tổ chức hội thảo với chủ đề " Trẻ tự kỷ - những vấn đề cần quan tâm"

IMG 1484

 

Đến tham dự hội thảo có 50 đại biểu từ các cơ quan quản l‎ý nhà nước, đại biểu ngành giáo dục khuyết tật TPHCM, đại biểu ngành y khoa, các trường đại học y dược, Cao đẳng sư phạm khoa GD đặc biệt, các trung tâm tâm l‎ý, bệnh viện Nhi đồng 1, các trường chuyên biệt có can thiệp trẻ tự kỷ.

IMG 1485

 

Hội Thảo đã trình bày 9 tham luận và nhiều ý ‎ kiến phát biểu đề xuất ý ‎ kiến cho Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để tiếp tục đề xuất những chính sách và chế độ cho trẻ em tự kỷ.

NỘI DUNG ĐÚC KẾT HỘI THẢO

"TRẺ TỰ KỶ- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM"

Bài phát biểu tổng kết của Bà Lê Thị Thu

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam

Trong thời gian một buổi sáng (9/8/2013), nhưng với sự tích cực tham gia ý kiến của các đại biểu nhất là các báo cáo tham luận, hội thảo đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra, đồng thời các đại biểu cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm, chúng tôi xin đúc kết một số ý kiến trọng tâm như sau:

Các đại biểu đã nêu lên thực trạng hiện nay tại Việt nam về căn bệnh tự kỷ, những hạn chế trong việc khám, điều trị, phát hiện sớm để giúp trẻ hồi phục hòa nhập với cộng đồng . Những mô hình nuôi dạy trẻ tự kỷ hiện nay, những khó khăn về chế độ chính sách dành cho trẻ tự kỷ, tình trạng thiếu trường lớp, giáo viên chuyên biệt về tự kỷ để chăm sóc chữa trị cho trẻ đã làm hạn chế và có nguy cơ trẻ bị khuyết tật suốt đời và sẽ là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội. Đồng thời các ý kiến cũng đề cập đến vai trò của gia đình rất quan trong việc hợp tác với bác sĩ, nhà giáo dục chuyên biệt để can thiệp, phuc hồi và đưa trẻ vào hội nhập cộng đồng. Một số đề xuất, khuyến nghị cũng đã được các đại biểu nêu ra như sau :

1. Đối với xã hội:

Cần có một nhận thức đúng về trẻ mắc hội chứng tự kỷ, đó là những trẻ em như những trẻ bình thường khác, nhưng có khó khăn về tương tác xã hội, giao tiếp, nhận thức và hành vi do não bị nhiều nguyên nhân tác động.

Do vậy, trẻ tự kỷ phải được gia đình và xã hội quan tâm chăm sóc, giáo dục để phát triển thể chất và trí não giúp trẻ vượt qua những khó khăn, hòa nhập vào cuộc sống.

2. Đối với Nhà nước:

- Đề xuất Quốc Hội bổ sung vào Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: Trẻ tự kỷ là một trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Nhà nước bổ sung và ban hành các chính sách, chế độ phù hợp để hỗ trợ gia đình trẻ tự kỷ, đặc biệt gia đình nghèo, để trẻ được đi học ở trường chuyên biệt và được hòa nhập cộng đồng,

- Ở mỗi tỉnh, thành Nhà nước nên đầu tư xây dựng trường học dành riêng cho trẻ tự kỷ.vì tính đặc thù của trẻ hoặc Trung tâm giáo dục , dạy nghề cho trẻ tự kỷ giúp các em vượt qua khó khăn, tự lập trong cuộc sống

- Đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các ngành chức năng: Y tế; Giáo dục; Lao động thương binh và xã hội phối hợp đồng bộ để giải quyết vấn đề trẻ tự kỷ mà xã hội đang quan tâm, nếu không trẻ sẽ rơi vào nguy cơ khuyết tật suồt đời, là một vấn nạn của xã hội sau này.

3. Về việc trợ giúp của các cơ quan chức năng có liên quan:

3.1. Đối với ngành y tế :

- Đổi mới về chương trình đào tạo Bác sỉ nội nhi về chứng tự kỷ. Các thầy cô giãng dạy cho các bác sĩ tương lai phải được đào tạo chuyên môn sâu về chứng tự kỷ

- Cần quan tâm tổ chức khám và điều trị bệnh cho trẻ tự kỷ, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng,

- Chủ động phối hợp với ngành giáo dục, các nhà tâm lý và các chuyên gia khác để có những giải pháp chữa trị hiệu quả hội chứng tự kỷ của trẻ, nếu không trẻ sẽ rơi vào nguy cơ khuyết tật suốt đời sau này khó chữa trị được.

3.2. Đối với ngành giáo dục :

- Quan tâm xây dựng trường, lớp dành riêng cho trẻ tự kỷ vì tính chất đặc thù của trẻ, không thể sinh hoạt học tập chung với các trẻ bình thường khác khi chưa đạt được mức độ tiến bộ nhất định.

- Hỗ trợ các trường dân lập, tư thục chuyên dạy trẻ tự kỷ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cung cấp giáo viên chuyên biệt tự kỷ, có chế độ chính sách cho các giáo viên này như các trường công lập hiện nay.

- Đào tạo đội ngũ giáo viên có chuyên môn sâu về tự kỷ, đáp ứng yêu cầu về số lượng trẻ tự kỷ ngày một gia tăng.

- Trong chương trình đào tạo giáo viên sư phạm, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học nên có một số tiết học về tự kỷ để các thầy cô giáo tương lai nhận thức về tự kỷ, cùng giáo viên chuyên biệt chăm lo giáo dục trẻ tự kỷ.

- Quan hệ với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, các trường dạy trẻ tự kỷ ở nước ngoài để được tham quan học tập, hoặc mời các chuyên gia về tự kỷ đến Việt Nam trực tiếp trao đổi kinh nghiệm.

3.3. Đối với ngành Lao động thương và xã hội :

- Tham mưu với Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách, luật pháp dành cho trẻ tự kỷ. Phối hợp với ngành y tế và giáo dục hoạch định chế độ chính sách cho trẻ tự kỷ, hỗ trợ phụ huynh có con em bị tự kỷ, tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ.

- Hỗ trợ việc xây dựng các trung tâm, các cơ sở xã hội, các dịch vụ để hỗ trợ chăm sóc cho trẻ tự kỷ, tạo điều kiện để tất cả trẻ mắc hội chứng tự kỷ đều được chăm lo và được đến trường.

3.4. Đối với các ban ngành, đoàn thể và các cơ quan truyền thông đại chúng:

- Tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về hội chứng tự kỷ, nhất là đối với phụ nữ có gia đình cần có kiến thức về hội chứng tự kỷ để nhận biết sớm về biểu hiện tự kỷ của con em mình, đưa đến bệnh viện nhi chẩn đoán, can thiệp kịp thời cho trẻ.

- Hướng dẫn phụ huynh có con tự kỷ đến các bệnh viện nhi, trung tâm tâm thần nhi, các chuyên gia tâm lý, các trường sư phạm, trường giáo dục chuyên biệt..để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngoài ra, thông qua hội thảo chúng tôi cũng trân trọng ghi nhận ý kiến của quí đại biểu :

1. Phân tích về thực trạng trẻ tự kỷ ở TP Hồ Chí Minh, giới thiệu các mô hình giáo dục và chăm sóc trẻ tự kỷ giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, tài chánh và nhận thức trong công tác chăm sóc trẻ tự kỷ.

2. Xác định vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc phát hiện và can thiệp sớm , và chăm sóc trẻ tự kỷ.

3. Ý kiến đề nghị thành lập CLB giáo dục và chăm sóc trẻ tự kỷ để trao đổi thông tin và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ cho gia đình và cộng đồng là rất cần thiết.

4. Kiến nghị với Nhà nước đầu tư xây dựng thêm các trường, các trung tâm giáo dục, chăm sóc cho trẻ tự kỷ, để giúp trẻ tự kỷ được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em.

5. Kiến nghị với các Cơ Quan Chức Năng (Y Tế - Giáo Dục) : ngành y tế nên đào tạo chuyên môn sâu cho các bác sĩ nhi để chẩn đoán đúng và ngành giáo dục đào tạo các giáo viên chuyên biệt về tự kỷ, can thiệp kịp thời cho trẻ tự kỷ.

6. Cần thiết lập một mạng lưới hợp tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế, các nhà giáo dục, các bác sĩ và phụ huynh để chia sẻ thông tin và tổ chức thực hiện việc phát hiện , can thiệp sớm, phục hồi cho trẻ tự kỷ được hòa nhập cộng đồng.

Chúng tôi mong rằng sau Hội thảo này, vấn đề trẻ tự kỷ sẽ được các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia giáo dục, các chuyên gia trị liệu, các cơ quan ban ngành và các cơ sở công tác xã hội quan tâm hơn về những vấn đề hiện tại của trẻ tự kỷ, từ đó đề xuất chế độ, chính sách với Nhà nước chăm lo cho trẻ tự kỷ.

Việc quan tâm chăm sóc trẻ tự kỷ là thể hiện sự bình đẳng thực hiện Quyền trẻ em trong việc chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.

Một lần nữa chúng tôi xin trân trọng cám ơn và ghi nhận các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, của đại diện các Trường, của quý đại biểu và đặc biệt là ý kiến của TS. Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam, có thêm định hướng cơ sở pháp lý để nhà nước bổ sung cho việc sửa đổi các chính sách pháp luật đối với trẻ em,

Chúng tôi cũng mong rằng sẽ tiếp tục cùng quý đại biểu đồng hành trong việc quan tâm chăm lo cho trẻ tự kỷ trong thời gian tới.

Thống kê truy cập

2123537
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
45
463
508
8779
2123537

Hôm nay: 2024-05-20 01:51:25

Khách truy cập

Đang có 15 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2