Dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ theo cách người Đan Mạch

Ramos vẽ lên bảng hình 2 bàn tay rồi hô to "thầy gọi, thầy gọi", cả lớp đồng thanh đáp "gọi ai, gọi ai", thầy trả lời "gọi Hữu Phước", và cậu bé đứng dậy bước lên phía trước.

Thầy Ramos nắm lấy bàn tay bé bỏng của cậu học trò 5 tuổi áp vào bàn tay phải của mình, vỗ nhẹ rồi phát âm chậm rãi "tay phải, tay phải". Cậu bé học theo "tay phải". Mỗi lần trò đáp đúng, thầy giơ ngón tay cái làm biểu tượng like và khen "good, good".

Ramos Lentz Pejtersen 25 tuổi, là một tình nguyện viên đang học ở trường đại học Bắc Đan Mạch, sở trường là can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ. Ramos đang đứng lớp học về nhận biết của các bé tự kỷ ở trường Khai Trí (TP HCM), trường dạy kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ.

 IMG 9787 JPG 3436 1471227206

Hai giáo viên Đan Mạch đang chơi cùng trẻ tự kỷ tại trường chuyên biệt Khai Trí. Ảnh:Hoài Nhơn

Ramos cùng hai người bạn là Nicklan và Anne Norgaard Bogh trạc tuổi nhau, đến Việt Nam thực tập được 2 tháng qua. Vậy mà anh có thể cầm phấn nắn nót viết được hai từ “tay trái” “tay phải” bằng tiếng Việt lên bảng. Ramos còn có thể nhớ mặt, gọi tên các học trò và đồng nghiệp bằng tiếng Việt rất chuẩn. “Đây là Tuấn Khải, Hữu Phước, Lê Hoàng… và cô Ly, cô Trang, cô Phương”, chàng trai vừa nói vừa chỉ tay vào từng người giới thiệu.

“Cách biệt ngôn ngữ nhưng tôi cảm thấy các em bé tự kỷ ở đây hiểu và yêu thương tôi như một người bạn qua ngôn ngữ cử chỉ, thực sự các bé thật thú vị”, Rasmos chia sẻ.

Ngoài giờ học, các cô cậu bé khá đặc biệt so với những trẻ em khác cùng trang lứa này thường quấn quýt bên thầy Rasmos, đứa ôm vai, đứa bá cổ thầy. Anh chàng có dáng cao to, nụ cười hiền như bụt, đặc biệt có bộ râu kẽm vàng óng ánh ngồ ngộ nên thường được các cô cậu bé học trò thích sờ sờ, vuốt vuốt.

Khác với Rasmos, Nicklan được đào tạo đúng chuyên ngành sư phạm đặc biệt. Nicklan là giáo viên chuyên về can thiệp cảm xúc và nhận thức vận động ở trẻ tự kỷ. Mỗi tiết học của anh chỉ một thầy một trò “face to face”. Trong một tiết học “khả năng nhận thức và vận động”, Nicklan cầm tay cậu học trò dìu từng bước nhảy theo nhạc, đồng thời anh cũng hát theo để trò được tập trung. Đôi lúc phiêu theo nhạc, thầy và trò cứ như thể đang khiêu vũ. Lúc đó, Nicklan trông hồn nhiên, đôi mắt trong veo như đang hóa thân thành một cậu bé thật sự để làm bạn với trò.

Các cô giáo ở trường Khai Trí cho biết, Nicklan là người có chuyên môn rất tốt. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ của anh khiến nhiều giáo viên ở đây thán phục và học hỏi.

3 JPG 6934 1471227206

Nicklan đang dạy học trò trong tiết học "khả năng nhận thức và vận động". Ảnh: Hoài Nhơn

Anne Norgaard Bogh nhỏ tuổi hơn hai chàng trai đồng hành (23 tuổi), là phận nữ nhi nhưng cũng không kém cạnh hai đồng nghiệp nam ở khả năng hòa nhập với các em bé tự kỷ rất nhanh. Các em nhỏ thường sà vào lòng Anne để được cô giáo tặng những nụ hôn, âu yếm, thỉnh thoảng được vuốt mái tóc màu vàng của cô. Có một cậu học trò đến giờ ăn chỉ đòi mỗi cô Anne đút từng muỗng cơm mới chịu. Một cậu bé khác mỗi lần giận chỉ muốn ngồi xích đu với cô Anne đến khi nào nguôi mới chịu vào lớp học. 

“Ngôi trường này cho tôi không gian yên tĩnh để thực tập. Các em ở đây rất dễ thương và ngọt ngào. Một số em chưa thể chấp nhận tôi ngay nhưng không sao cả, cần phải có thời gian để kết nối giữa cô và trò. Các em cần yêu thương nhiều hơn”, Anne tâm sự.

1 JPG 2975 1471227206

Giáo viên Anne Norgaard Bogh chơi cùng các em nhỏ lúc chờ ăn trưa. Ảnh: Hoài Nhơn

Khoảng cách ngôn ngữ, đôi khi phương pháp sư phạm có chút khác biệt nhưng nhìn chung giữa các thầy cô là tình yêu thương đối với trẻ tự kỷ. Đam mê nghề, tình yêu thương đã xóa nhòa khoảng cách, rào cản với nhau.

“Ba giáo viên đến từ Đan Mạch đã đỡ đần cho giáo viên ở đây rất nhiều. Họ như làn gió mới làm thay đổi không khí môi trường sư phạm của trường", bà Võ Thị Thùy, Hiệu trưởng trường Khai Trí chia sẻ. Bà Thùy cũng cho biết đội ngũ giáo viên của trường đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ ba tình nguyện viên Đan Mạch và các phương pháp dạy trẻ tự kỷ của họ.

Sau chuyến thực tập này, Rasmos sẽ trở về Đan Mạch để gia nhập quân đội còn Nicklan và Anne tiếp tục công việc dạy trẻ tự kỷ ở Đan Mạch. Họ đến Việt Nam dạy trẻ tự kỷ từ một chương trình liên kết giáo dục của hai nước và hứa sẽ trở lại Việt Nam hỗ trợ các em vào một ngày không xa. 

Trích dẫn nguồn www.vnexpress.net Online (Tác giả:Hoài Nhơn)

 

Thống kê truy cập

2100816
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
178
553
2070
10727
2100816

Hôm nay: 2024-03-29 09:29:27

Khách truy cập

Đang có 8 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2