Bài viết

CON KHÔNG VIẾT ĐƯỢC ĐÂU !?

Được viết ngày 27 Tháng 3 2011
Dù giờ đây ông là một nhà văn, nhà ngôn ngữ và giáo dục Daniel Tammet (*1) đã kể lại trong tự truyện của mình."Đối với tôi viết là cả một vấn đề. Một số chữ đối với tôi rất khó viết, ví dụ chữ g và chữ k, tôi không thể nhớ được cách viết chúng như thế nào.

'Tôi luyện và viết chữ g và k trên hết tờ giấy này đến tờ  khác để có thể nhớ, nhưng những nét vòng của chữ g và nét của chữ k dường như không tác động lên cánh tay của tôi..Tôi luôn bị tụt lại phía sau trong những bài viết chính tả vì thậm chí tôi không thể viết được một từ liền nét...Thậm chí đến bây giờ, khi viết một từ, tôi phải viết từng chữ cái một cách riêng lẻ".

Hiểu được những vấn đề của trẻ tự kỷ và có những hiểu biết nhiều hơn thế sẽ giúp cho giáo viên và các phụ huynh suy nghĩ đến những phương pháp can thiệp mới tốt hơn những gì theo truyền thống mà chúng ta được học từng "con chữ" và "con số".

Nghiên cứu thiếu hụt vận động nơi người Tự kỷ.(*2)
Tác giả Abby 7.9.2010.
Một nghiên cứu của Viện Krieger (*3)và Johns Hopkins, được công bố trên Nature Neuroscience, nhìn vào sự khác biệt nơi các trẻ tự kỷ học cách kiểm soát một công cụ mới lạ so sánh với trẻ bình thường cùng trang lứa. Họ thấy rằng trẻ tự kỷ dựa vào cảm nhận bản thể (thể giác-proprioceptive) hơn là do tiếp nhận qua thị giác từ những gì xung quanh có liên kết với vận động, di chuyển và học tập.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, khi phụ thuộc vào thông tin cảm nhận trong cơ thể (thể giác-proprioceptive) tăng lên, thì đã có nhiều suy giảm hơn về kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động và bắt chước. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng trẻ tự kỷ có cách học khác với trẻ em phát triển bình thường và phát hiện này có thể dẫn chúng ta đến một số biện pháp can thiệp mới thú vị, bắt nguồn sự khác biệt cụ thể này.

Trong các nghiên cứu khác họ đã tìm thấy  trong não bộ của những người tự kỷ các kết nối có khoảng cách ngắn(short-distance connections) phát triển hơn so với các kết nối đường dài (long-distance connection).

Nghiên cứu này dường như để xác nhận cho những người tìm thấy các kết nối não khoảng cách ngắn liên quan tới sự cảm nhận trong cơ thể (thể giác) và các kết nối đường dài liên quan tới vận động thị giác. Mặc dù cần phải được theo dõi nghiên cứu thêm, bao gồm chẩn đoán với hình ảnh (neuro-imaging) để bổ sung vào bằng chứng thiết yếu giúp hỗ trợ cho lý thuyết này; đây là một phát hiện rõ ràng là thú vị.

Những phát hiện trong nghiên cứu này là thú vị bởi có thể dẫn đến một số biện pháp can thiệp thú vị mà có thể giúp tăng cường khả năng cho trẻ tự kỷ để tích hợp thông tin thị giác hiệu quả giúp cho học hỏi, chính điều này có thể tác động đến các khía cạnh khác của cuộc sống của họ.

Đọc nghiên cứu này làm tôi nghĩ đến cách can thiệp được sử dụng bởi một số chuyên gia trị liệu bằng lao động (occupational therapists). Họ làm việc với trẻ em qua cách sử dụng các kỹ thuật cụ thể giúp tăng cường tích hợp vận động thị giác. Đối với các ví dụ về các hoạt động này bạn có thể truy cập vào các trang web này: Visual Motor Intergration hoặc Eye Can Learn.

Nhiều cách can thiệp nhằm mục tiêu tích hợp vận động thị giác theo cách liên quan tới chữ viết tay, nhưng những biện pháp can thiệp này, hoặc can thiệp như họ, có thể bị ảnh hưởng lên kết nối thần kinh đường dài ở trẻ em.

Tôi đã không thể tìm thấy bất kỳ nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến điều này hoặc sử dụng can thiệp loại này liên kết đến nhiều kỹ năng tổng quát (như là: kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động, hay bắt chước) nhưng nó có thể là một hướng thú vị của nghiên cứu này có thể được phát triển tương lai.
Lời bình:
Có bao giờ bạn nghĩ rằng phải dạy con trẻ bắt đầu học vẽ trước khi học viết ?
Có thể người ta thường cho rằng vẽ và viết không liên quan với nhau. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ một cách rất "sư phạm" các nét bút sẽ cho chúng ta một liên tưởng đến các nét vẽ của trẻ. Hãy đối chiếu để so sánh. Và nếu trong khi dạy các bé vẽ chúng ta có hướng tới mục tiêu rõ ràng giúp trẻ phát triển tốt hơn trên nét vẽ (một cách thích thú và thỏa thích) nhằm chuẩn bị cho nét bút- để viết chữ ? Với trẻ có khuyết tật thì học qua hình ảnh lại càng có nhiều ý nghĩa theo nghiên cứu đã nêu trên.

(*1) Ông là một người tự kỷ, tác giả quyển tự truyện " Born On A Blue Day ".
(*2) Study On Motor Deficits in People with Autismhttp://www.autism-community.com/study-on-motor-deficits-in-people-with-autism/
(*3)Viện Kennedy Krieger là một tổ chức y tế phi lợi nhuận ở Mỹ.

Thống kê truy cập

2113072
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tháng này
Tất cả
318
461
2373
10669
2113072

Hôm nay: 2024-04-26 19:16:35

Khách truy cập

Đang có 4 khách và không thành viên đang online

Các đơn vị tài trợ và liên kết website cộng đồng

1 2 3 cong_dong facebook1 facebook2